Nhựa và tính ứng dụng trong sản xuất

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như; điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp v.v.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện – điện tử, hoá chất, dệt may v.v… nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Sản phẩm của ngành Nhựa rất đa dạng và ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi v.v. Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa cũng được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt trong một số ngành, nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống, như trong xây dựng, điện – điện tử v.v.

Nhựa là gì

Nhựa hay còn có cách gọi khác là chất dẻo, là các hợp chất cao phân tử. Hiện nay, sản phẩm từ nhựa ngày càng trở nên phổ biến trong mọi hoạt động của lĩnh vực đời sống, công nghiệp, y tế. Sản phẩm nhựa nổi bật bởi giá trị sử dụng tuyệt vời, hữu ích, giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng, độ bền cao…

Căn cứ vào cấu trúc phân tử của nhựa, nhựa có thể được chia làm 3 nhóm gồm có: nhựa nhiệt dẻo, nhựa cứng và nhựa đàn hồi.

Nhựa nhiệt dẻo

Nhựa nhiệt dẻo nóng chảy dưới tác động của nhiệt độ thích hợp, sau khi để nguội nhựa sẽ đông cứng lại và giữ nguyên hình dạng. Do đặc tính nóng chảy và đông cứng nên nhựa nhiệt dẻo có thể dễ dàng tái chế nhiều lần với các mục đích sử dụng khác nhau.

Nhựa nhiệt rắn

Nhựa nhiệt rắn là hợp chất cao phân tử có khả năng bị nóng chảy và biến đổi sang cấu trúc không gian ba chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học.

Nhựa nhiệt rắn chỉ có thể nóng chảy tạo thành hình dạng mong muốn trong một lần duy nhất. Sau đó, các phân tử nhựa biến đổi đặc tính hóa học và không có khả năng chảy mềm. Nói cách khác. nhựa nhiệt rắn không có khả năng tái chế.

HPC - POCKET

Nhựa đàn hồi

Nhựa đàn hồi nổi bật bởi đặc tính co dãn tốt như cao su và bền như kim loại. Nhựa bị biến dạng khi chịu tác dụng của áp lực nhưng khi thả ra sẽ trở về hình dang như ban đầu.

Nhựa đàn hồi có khả năng cách điện tốt, chịu được biến dạng, có thể đúc thành các loại sản phẩm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng một cách tương đối dễ dàng.

HPC - COVER

Ứng dụng của từng nhóm nhựa theo đặc tính

Căn cứ vào đặc tính khác nhau của mình, các loại nhựa được sử dụng trong sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm vật liệu nhựa với công dụng khác nhau.

Nhựa nhiệt dẻo 

Nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống và sản xuất hàng ngày. Nhựa nhiệt dẻo phù hợp trong chế tạo các loại vật dụng từ đơn giản đến phức tạp.. Các sản phẩm thuộc nhóm nhựa này nổi bật bởi giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao, được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, phục vụ đại trà nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Nhựa PP (nhựa 5)

Nhựa PE (polyethylene)

Là loại nhựa không màu, bề mặt trơn bóng, có khả năng chịu được môi trường axit và bazo, nhiệt độ nóng chảy lên tới 80ºC. Nhựa PE được sử dụng phổ biến trong sản xuất các loại đường ống, bình đựng, bao bì….

Nhựa PP (polypropylene)

Không bị biến dạng ở nhiệt độ dưới 130ºC, được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp sản xuất máy giặt, ô tô, thùng nhiên liệu…

Nhựa PVC (polyvinylchlorid)

Không có màu sắc, khả năng phản ứng với hóa chất kém, có đặc tính cứng cáp và dẻo dai, thường được dùng làm vật liệu sản xuất các loại dây điện, ống dẫn nước…

Nhựa PS (polystyrene)

Được đánh giá cao về chất lượng bề mặt, có khả năng chịu được môi trường axit loãng và bazo, độ giòn cao nhưng khi được bổ sung Acryonitril thì sẽ đảm bảo được tính đàn hồi. Nhựa PS là một trong các loại nhựa trong sản xuất công nghiệp được sử dụng phổ biến, cụ thể là trong ngành sản xuất các thiết bị máy móc, ô tô…

Nhựa PC (polycarbonate)

Có đặc điểm trong và sáng như thuỷ tinh, có khả năng chịu va đập, cách điện tốt… Nhựa PC được sử dụng phổ biến trong các bộ phận của quạt, ổ điện, tấm lợp chiếu sáng…

Nhóm nhựa cứng

Nhựa Epoxy (EP) hay còn gọi là keo Epoxy,

Là hoá chất không màu, không mùi, sử dụng phổ biến trong các sản phẩm tạo lớp phủ bề mặt, keo dán, sơn, đầu nối…

Nhựa Phenol (PF)

Bản chất là polymer tổng hợp, được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các sản phẩm điện và điện tử, tấm ép chịu nhiệt, cách điện…

Thùng chứa công nghiệp A (Thùng nhựa A)

Nhóm nhựa đàn hồi 

Nhựa PU (Polyurethane)

với khả năng đàn hồi và chịu được sự mài mòn tốt, khó trầy xước. Nhựa PU được sử dụng thay thế cho các sản phẩm làm từ cao su nhưng vẫn đảm bảo chất lượng với giá cả rẻ hơn.

Nhựa PVC

Là vật liệu nhựa được sử dụng lâu đời và vô cùng phổ biến trong đời sống hiện nay. Các sản phẩm nhựa PVC với giá thành rẻ, được sử dụng sản xuất các vật liệu từ đơn giản đến phức tạp trong đời sống hàng ngày như ống nhựa, dây điện, màng nhựa, các loại chai lọ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *